Ở Mỹ, mọi người dân đều có một mã số, gọi là Social Security Number (SSN). Mã số này được cấp cho cả người nước ngoài làm việc hợp pháp ở Mỹ, kể cả sinh viên (visa F1, H1B …).
SSN là mã số quan trọng nhất của công dân Mỹ, nó được dùng cho tất cả các việc: từ đóng thuế, lấy vợ, xin hộ chiếu, mở tài khoản, làm thẻ lái xe, đi khám bệnh … Nói đơn giản, trên giấy tờ, SSN của bạn chính là bạn. Sau khi bạn sang sống ở một thế giới khác, số SSN cũng đi theo, tức là nó không được dùng lại lần thứ hai nữa.
Mã số quan trọng này thực chất lại có cấu trúc rất đơn giản và xin nó chẳng phức tạp gì. Trẻ con ra đời ở Mỹ nghiễm nhiên có ngay một số, còn người nước ngoài đến làm việc cũng được cấp rất nhanh vì nhà nước không muốn họ phải đóng thuế chậm .
SSN chỉ có 9 chữ số ABC-DE-GHIK.
(1) ABC là số Vùng của địa phương cấp mã số cho bạn. Các vùng đông bắc có số vùng nhỏ, và các số này lớn dần khi tiến sang phía Tây. Sau này bạn sang sống bang khác cũng không ảnh hưởng gì tới 3 số này.
(2) DE là “Group Number”. Số này chẳng có ý nghĩa gì nhiều, chỉ để cho tiện quản lý mà thôi.
(3) GHIK là các số từ 0000 đến 9999. Nếu 5 số kia đã xác định, thì ai đến lúc nào thì lấy số nhỏ nhất chưa bị lấy.
Hệ thống này có từ năm 1935, cho đến bây giờ chẳng thay đổi gì, nhưng hoạt động khá tốt, nếu không nói là rất hữu hiệu. Không tin bạn cứ thử trốn thuế mà xem ? .
Cũng khá ngạc nhiên là dân Mỹ vài trăm triệu người, mà họ chỉ dùng đúng 9 chữ số, ở mức tối thiểu. Tức là có số nào họ dùng hết. Hiện nay hình như đã dùng tới một nửa các số có thể có được.